CONTENT MARKETINGSEO

Cách tăng traffic organic cho website bền vững (kèm case study)

Cách tăng traffic organic cho website blog / bán hàng bền vững (kèm case study hướng dẫn chi tiết). Mục tiêu tăng lượng truy cập tới website là tối thượng của công việc làm SEO. Không chỉ vậy cách tăng traffic mà có case study dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ tối ưu cả việc chuyển đổi thành khách hàng qua những thông in hữu ích cung cấp cho khách hàng tiềm năng.

Vậy có những cách nào để tăng traffic nhanh nhất, tiết kiệm chi phí … Làm sao để tăng traffic cho website nhanh chóng và hiệu quả nhất ? Chúng ta cùng bắt đầu ngay bây giờ nhé !

Traffic là gì?

Traffic là thuật ngữ SEO nhằm ám chỉ lượng truy cập vào một website, số đo lượt truy cập này được thống kê khi có người dùng vào website của bạn.

tang-traffic-organic-vao-website-wordpress

Traffic được tính cho toàn site và giá trị của traffic sẽ tăng lên khi có một người dùng truy cập vào website, hay từ trang này sang trang khác cũng sẽ được tính là 1 traffic.

Free Traffic là gì?

Thông thường, người ta chia ra làm rất nhiều loại Traffic khác nhau nhưng phân chia ra 2 loại chính

  • Paid Traffic – Những traffic vào website có được từ cách chạy quảng cáo
  • Free Traffic –Có được từ việc xây dựng website , tối ưu SEO , những traffic có được từ việc xây dựng cộng đồng, thương hiệu, nhân hiệu. Chia sẻ những thông tin hữu ích cho độc giả. Cách làm này cần thời gian và kiên trì. Đặc biệt là chuyên môn tốt trong lĩnh vực chia sẻ

Các kênh traffic?

Để hiểu lưu lượng truy cập website (traffic), chúng ta cần phải tìm hiểu rõ các kênh lưu lượng truy cập.  Các kênh lưu lượng truy cập là một thuật ngữ dùng để mô tả lưu lượng truy cập website đến từ nguồn – phương tiện nào.

Nguồn traffic vào website từ kết quả tối ưu SEO được gọi là Oganic Search (hay còn được gọi là lưu lượng truy cập không phải trả tiền).

Có 6 kênh chính:

  • Social: là nguồn traffic đến từ các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest,…
  • Organic Search: là nguồn truy cập đến từ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm thông qua các truy vấn cụ thể. Organic TrafficOrganic Search Traffic hay Organic Search đều là những từ dùng để mô tả là những truy cập vào website của khách hàng thông qua các bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm (SERP) trên các công cụ tìm kiếm Google Search
  • Direct: là nguồn truy cập trực tiếp vào website.
  • (Other)
  • Referal: là nguồn truy cập đến từ một website khác.
  • Paid Search: là nguồn truy cập thông qua các quảng cáo tốn phí như Google Ads

Case Study : Cách để có đc Traffic cho website nhanh và bền vững nhất

Case study 1 : Tăng organic traffic ( lưu lượng truy cập ) vào website mới

Chẳng gì khác chính là Content

– Đây là Site 2 tháng tuổi với 90 index (Khoảng 60-70 bài viết)

– Cách làm vẫn như trước mình từng chia sẻ: Chỉ tập trung Onpage, Onsite, 1 ngày đăng 1-2 bài.

0 Backlink, 0 Like share MXH, ko câu View.

 

tang-traffic-vao-web-cho-web-moi

 

– Với Backlink, bạn cần tạo Trust cho Site rồi mới dám đi Link. Phải đợi nó index mà chẳng biết bao giờ thì có tác dụng.

– Nhưng với Content => Mình có Traffic ngay lập tức với những từ Dài, từ Dễ, từ Ko ai Seo nhưng có người search.

Từ ngắn, từ khó có Lên hay ko ko quan trọng. Vì có Traffic -> là có Khách -> là có Tiền.

– Với Case Study Seo 0 Backlink của ChiPheoSeo 2017 sử dụng cấu trúc Silo Vật Lý. 100% Page (Giống site: tinhbotngheanbinh_com) nó có 1 số Nhược Điểm các bác ạ:

1) Cấu trúc URL theo dạng phân cấp: domain/page-ông/page-cha/page-con/page-chau/ trông khá lằng nhằng, dài, ko thân thiện.

2) Chỉ phân đc 4 cấp là tối đa. Ko ai xuống cấp thứ 5 cả.

3) URL nó bị ngược nghĩa. Ví dụ bài viết có tiêu đề “Thức Ăn Bổ Sung Cho Chó….” thì URL của nó lại kiểu: Domain_com/dog/thuc-an-bo-sung.

4) Sử dụng 100% là Page rất là Phiền Phức. Bởi đa số các Plugin, tiện ích của WordPress đều hỗ trợ Post. Rất ít dành cho Page.

==> Vì vậy, mình quyết định làm lại. Sử dụng Silo Ảo với: Page, Post, Catagory, Tag như bình thường.

– Cách internal link tuân theo các nguyên tắc của Silo (Trang Ông – Cha – Cháu – Chắt…) Thực ra nó cũng chẳng khác gì triển khai Topic Cluster với Pillar Page, Cluster Page mà GTVSEO giới thiệu gần đây.

– Kiến thức và cách làm vô cùng ĐƠN GIẢN và CƠN BẢN (Tất cả kiến thức này mình đã chia sẻ lý thuyết trên Blog ChiPheoSeo nhưng nó Chết rồi. Có bác nào Copy đăng lại đó, mn Search có khi sẽ thấy)

1) Onpage:

– Tuân thủ các tiêu chí Onpage Chuẩn Seo.

– Đáp ứng tiêu chí về: Tính Nhất Quán Của Từ Khóa (Keywords Consistency)

Tham khảo thêm tài liệu : https://www.seoptimer.com/blog/keyword-consistency/

2) Onsite:

– Ko để xảy ra tình trạng: Từ Khóa Ăn Thịt Lẫn Nhau (Keyword Cannibalization)

Tham khảo thêm tài liệu : https://moz.com/blog/identify-and-tackle-keyword-cannibalisation-in-2019

– Nghiên cứu Nội Dung theo CHỦ ĐỀ (Ko phải theo Từ Khóa)

– Internal link, liên kết các bài viết theo nguyên tắc của cấu trúc Silo (hay Topic Cluster, trang trụ cột gì đó nó cũng vậy thôi). Cố gắng xây dựng nó giống với Bản Đồ Tri Thức của Google (Knowledge Graph). Chứ ko theo mấy cái mô hình Trang Chủ – Menu – Danh Mục – Bài Viết các bác tự vẽ ra đâu. Mà phải vẽ theo Google ==> Nếu làm đc điều này bạn sẽ đc RankBrain đánh giá cao.

(Ví dụ cần tránh: hôm trc có bác làm về: Sửa Điều Hòa. Bác ấy lên kế hoạch sẽ viết: Sửa điều hòa ở Hà Đông, ở Hoàn Kiếm, ở Ba Đình,… rồi liên kết lại thành 1 cụm theo kiểu Topic Cluster gì đó

Nó chả có tác dụng hỗ trợ nhau gì mấy. Vì đó là những thứ bác ấy tự nghĩ ra, tự ảo tưởng. Google ko lưu trữ thông tin các mối liên hệ với nhau như thế.

Case Study của bạn Vinh Hoang Phuc

Case study 2 : Tăng organic traffic cho website đã hạt động lâu có nhiều bài viết

Việc tăng organic traffic cho website là blog / web bán hàng đã hoạt động lâu, đã có nhiều bài viết bằng việc audit lại content, cấu trúc website, cấu trúc liên kết nội bộ trogn website. Hãy cùng xem tác giả Trần Chí Quyết thực hiện Case Study này của mình như thế nào nhé !

Các công cụ cần thiết phải có: Ahrefs, IFTTT.
Bước 1: Đưa Website cần tối ưu vào Ahrefs, chọn những keyword đang đứng ở TOP 10 ~ 30 và xuất ra file.
các bạn xem demo ở đây:
Chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi tại sao nên chọn những keyword từ top 10 ~ 30?
Đơn giản vì thường đây là những keyword chưa được tối ưu trong bài viết, đứng ngoài top 10 thì gần như ko có traffic !
tang-traffic-organic-vao-website
Ở bước này cần lưu ý:
– Nếu Website bạn quá yếu ( chưa có traffic hoặc ít traffic ) thì nên chọn cả những keyword có Volume thấp và cao.
– Nếu website đã có Traffic cao thì chỉ nên tập trung vào tối ưu những Keyword có volume cao 1 tí ( đối với website 10k traffic mình ưu tiên chọn những keyword có volume >1000 để tối ưu ).
Bước 2: Tiến hành tối ưu những keyword này trong bài viết đã có sẵn.
Tối ưu ở đây là tối ưu gì?
– Tối ưu cả nội dung content cũ và “tỉ lệ Anchor Text” cho Keyword đang ngoài top 10.
– Tối ưu nội dung cũ chưa đủ ý.
Lưu ý:
– Ở bước này mình thường lên Outline các Heading chi tiết cho bài viết để thêm vào bài.
– Cần ưu tiên những keyword có volume cao để thêm vào heading mới cho bài viết. Những keyword có Volume thấp hơn chỉ cần xuất hiện trong bài viết là đủ!
– Cập nhật Power Keyword (các kí tự đặc biệt nhằm gây chú ý cho người search) vào title.
Ví dụ:
– Ở Website Thegioidiengiai.com sau khi check thì thấy rằng:
Keyword: Trà Hoa Cúc có Volume 6.600 đang nằm ở thứ hạng 17.
Tiến hành check lại content cũ thì nhận ra bài viết chỉ mới nêu lên được tác hại. Tỉ lệ Anchor Text “Trà Hoa Cúc” mới lặp lại có 3 lần trong bài viết.
Lúc này mình tiến hành Research keyword “Trà Hoa Cúc” trên Google. List ra tất cả Heading có sẵn trong 10 TOP đầu tiên -> Outline những Heading còn thiếu và gửi yêu cầu cho Content viết thêm vào.
Đổi title thành: [TRÀ HOA CÚC] : Công dụng tuyệt vời, Cách uống & Những lưu ý khi sử dụng!!!
Sau khi index 2 tuần check lại thứ hạng -> Trà Hoa Cúc TOP 1
Ở đây mình chia sẻ lại file Drive mình đã làm để các bạn dễ hình dung: …
Bước 3: Tiến hành Internal link các Keyword vừa mới thêm vào bài viết.
– Vào thanh Google Search, search với cú pháp: site:your-domain.com keyword.
Ở đây mình tối ưu keyword “Trà Hoa Cúc” cho Site Thegioidiengiai.com thì mình sẽ search: site:thegioidiengiai.com trà hoa cúc
– Google sẽ trả về các bài viết có xuất hiện keyword “trà hoa cúc”. Tiến hành Internal link keyword này về bài viết vừa tối ưu.
Trong trường hợp không có bài viết liên quan mình sẽ Search: site:thegioidiengiai.com trà
Sau đó sẽ vào các bài viết cho chứa key “trà” và khéo léo tối ưu thêm thành “trà hoa cúc” để internal link về.
Bước 4: Share ra các Social để tăng độ Trust.
– Mình sẽ ưu tiên Share tay ở các Social lớn, viết 1 đoạn tầm 300 kí tự kèm Hashtag Keyword chính rồi Share link kèm phía dưới.
List các Social mình thường Share:
Facebook (Group Facebook liên quan).
Pinterest.
Twitter.
Instagram.
Reddit.
Scoop.it.
Diigo.com.
Prurk.
Pearltrees.com.
Lợi ích:
– Giúp tăng traffic website nhanh chóng mà không cần viết quá nhiều content, phù hợp với các Website đã có nhiều bài viết.
– Tăng CTR do title cập nhật “hấp dẫn” – chứa POWER KEYWORD.
– Giúp tăng TIME ON SITE và giảm Bounce Rate – thông qua các internal link và bài viết chất lượng “hơn”.
– Giúp Refresh Content đồng thời tăng thứ hạng keyword cũ -> Google lúc nào cũng thích content được làm mới hơn.
Trên đây là toàn bộ các bước mình làm để tăng Traffic trong 3 tháng từ 100.000 -> 200.000 trong 3 tháng ở Website Thegioidiengiai.com !
tang-traffic-organic-vao-website-blog

Tác giả của Case Study này là Trần Chí Quyết – đồng sáng lập SEOSONA

Lời kết

Trên đây là hai case về cách tăng traffic cho website. Và điều này cũng sẽ thành hiện thực với website bạn khi áp dụng chính xác những gì tôi đề cập trên đây.

Ngoài những cách trên, vẫn còn những cách tăng lượt truy cập website khác như :

#1 Nghiên cứu và tìm kiếm những keyword mới

Nếu bạn đang nỗ lực để tăng traffic cho website của mình, hãy thực hiện nghiên cứu từ khóa mới để lấy ý tưởng nội dung mới, sau đó tạo nội dung mới cho keyword đó.

 #2 Tiếp thị nội dung qua Email Marketing

Một trong những điều đơn giản nhất mà hầu hết mọi người không thực hiện là gửi email marketing để tiếp thị liên tục cho khách hàng đã cung cấp địa chỉ email.

Cho dù đây là bản tin hàng tuần hoặc một phần nội dung hàng ngày, đây là cách tốt nhất để giữ người dùng tham gia và nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp.

#3 Guest Blog

Bạn viết nội dung hữu ích và cung cấp giá trị cho bạn đọc về chủ đề nào đó trên một trang web có tầm ảnh hưởng, nó sẽ tạo ra traffic hữu ích và tự nhiên cho bạn. Ngoài ra đây còn là backink rất chất lượng cho website của bạn.

#4 Xây dựng hệ thống Social cho website blog/ doanh nghiệp của bạn

Các mạng xã hội phổ biến bạn nên xây dựng để tăng organic traffic đó là : instagram, facebook fanpage, facebook profile, pinteret, linkedin, Twitter, tumblr,…

#5 Tăng tốc độ trang web của bạn

Tốc độ website là một yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng hiển thị và trải nghiệm người dùng.

Website tải nhanh và hệ quả là bạn có nhiều traffic hơn. Đừng để người dùng rời bỏ website của bạn chỉ vì tốc độ tải trang, nhất là trên phiên bản mobile.

Bạn có thể xem thêm tài liệu về việc đánh giá yếu tố xếp hạng qua tốc độ tải trang tại : https://webmasters.googleblog.com/2018/01/using-page-speed-in-mobile-search.html

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các cách kéo traffic cho website và áp dụng chúng vào việc SEO để không ngừng làm tăng lên lượng traffic cho website của bạn.

Chúc bạn thành công !

Tham khảo thêm :

SEO là gì ? Các SEOer thường làm gì khi cảm thấy bế tắc với nghề ?

Cách viết bài chuẩn SEO và bán hàng tốt update 2019

Tài liệu tham khảo thêm : https://neilpatel.com/blog/the-definitive-strategy-for-driving-organic-traffic-without-ranking-in-googles-top-10/

beginero

Thích chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm với những người mới. Giúp họ đi đoạn đường ngắn hơn mình đã từng đi. Đó chính là lý do blog này ra đời. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog nhỏ bé của tôi !

Related Articles

2 Comments

  1. Cám ơn bài viết hay ad

  2. Cám ơn bài viết hay ad

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Back to top button