PPC là gì ? Những điều phải biết cho chiến dịch PPC hiệu quả (2019)
Nếu bạn mới tiếp cận Online Marketing thì thường thấy mọ người nhắc đến SEO, Facebook, PPC. Vậy PPC là gì ? Chiến dịch PPC là gì ? làm sao cho hiệu quả. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết tỏng bài viết này nhé !
PPC là gì ?
PPC là viết tắt của (Pay Per Click) là 1 hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấn vào liên kết vào quảng cáo của họ.
PPC (Pay Per Click) : là hình thức xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền. Chi phí cho mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Tất nhiên khi sử dụng dịch vụ PPC thì bạn cần quan tâm tới việc tối ưu hóa quảng cáo nhằm có thứ hạng cao hơn và chi phí (CPC) thấp hơn.
Pay-Per-click ( PPC ) có thể cung cấp cho bạn gần như lập tức các khách hàng ghé thăm website và cho phép đánh giá được ngay mô hình kinh doanh trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, việc trả tiền cho mỗi giá trị click chuột mang tính cạnh tranh cao, và phải tính toán đến ngân sách chi tiêu trong một khoảng thời gian dài khi bạn quảng cáo, nhắm kĩ mục tiêu quảng cáo, theo dõi đối thủ cạnh tranh.
Có nên sử dụng PPC không ?
Với doanh nghiệp hay cá nhân muốn đưa doanh nghiệp hay khách hàng ngay lập tức thì PPC là hình thức tối ưu nhất. Các chiến dịch PPC phù hợp với các chiến dịch Marketing thời vụ, sự kiện hay mùa lễ hội.
Không chỉ vậy PPC còn phù hợp với các doanh nghiệp cần thúc đẩy doanh nghiệp trực tiếp ngắn hạn. Cùng với những kênh tiếp thị khác trên Online như SEO, Email, Facebook để đa kênh bán hàng thúc đẩy doanh số.
Các doanh nghiệp nhỏ hay starup có nên thực hiện các chiến dịch PPC không hay làm SEO ? Theo ý kiến cá nhân của mình thì đó là NÊN và CẦN LÀM. Để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số tức thời. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chờ đợi vào hiệu quả từ SEO. Và SEO cũng có tính phát sinh tỏng đó. Bởi vậy khi có nguồn ngân sách đủ hãy phân bổ chi phí trên các hoạt động Marketing Online sao cho hợp lý.
Không phải doanh nghiệp nào cũng cần làm SEO ngay từ đầu. Và không phải starup thì không chạy quảng cáo mà đợi khách hàng đến từ SEO.
Làm sao để có chiến dịch PPC hiệu quả ?
Theo quan điểm cá nhân thì để có chiến dịch PPC hiệu quả có 3 yếu tố :
- Yếu tố 1 : Bạn phải có một sản phẩm hữu ích, hiểu sâu về sản phẩm, biết phân tích khách hàng đang ở đâu trên môi trường Online để lựa chọn chiến dịch PPC phù hợp
- Yếu tố 2 : Luôn phân tích, theo dõi dung lượng thị trường và đối thủ để có thể tối ưu kịp thời
- Yếu tố 3 : Có kiến thức chuyên môn kỹ thuật tốt trong kênh PCC bạn chọn. Để làm gì ? Để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, tối ưu việc cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng để dẫn đối chuyển đổi nhiều nhất. Hạn chế hoặc loại trừ sự quấy phá từ đối thủ bằng kỹ thuật, cộng cụ hỗ trợ.
Ví dụ như Google AdWords có một mạng lưới phân phối lớn trên , AOL, Ask, Earthlink, và các trang web có nhiều người truy cập đối tác. Để làm tốt chiến dịch PPC trên nền tảng này bạn cần là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn về sản phẩm và hành vi khách hàng.
Hơn thế nữa bạn còn phải là chuyên gia hiểu sâu về cơ chế đấu giá giữa các nhà quảng cáo, tối ưu quảng cáo Google từ đấu giá, một trang đích ( langding page chuyển đổi tốt ). Chọn những từ khóa phù hợp hoặc vị trí trang web phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ. Biết và áp dụng cách chặn click tặc, sự chống phá của đối thủ…
Vấn đề chống click ảo trong quảng cáo CPC
Quảng cáo CPC là hình thức luôn chống chọi với nạn click ảo nhiều nhất và thường cũng chỉ có hình thức này bị như vậy. Các mạng quảng cáo lớn như Google Adwords luôn phải chống chọi với thế giới hùng hậu chuyên click ảo nhằm kiếm lợi bất chính, gồm hai loại:
- Vô ý: thường bắt nguồn từ trẻ con hay người ít sử dụng tin học, họ click do vô ý, hay click đúp vào bảng quảng cáo,… (thường được xem là click vô hiệu hay click không hợp lệ).
- Cố ý: Để kiếm lợi, người kinh doanh đăng quảng cáo (chủ blog, diễn đàn hay trang web nhỏ) có thể bảo nhân viên, thành viên của mình click vào các quảng cáo nhằm kiếm lợi. Một trường hợp khác cũng có thể gặp là đối thủ cạnh tranh click nhiều lần vào quảng cáo của đối thủ mình, nhằm giảm hiệu quả và tăng chi phí quảng cáo cho đối thủ của mình. Đôi khi có thể chính các nhà cung cấp quảng cáo click vào quảng cáo của khách hàng nhằm tăng doanh thu, điều này dễ xảy ra với các mạng quảng cáo nhỏ lẻ, ít trang web dẫn đến số liệu hạn chế và họ phải tự nhấp để làm ‘đẹp’ số liệu để báo cáo cho khách hàng.
Công nghệ chặn click ảo (click spam)
Công nghệ chặn click ảo và những người chuyên làm việc này có thể so sánh như công nghệ diệt virus và người chuyên đi viết virus. Công nghệ chặn click ảo thường dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau (địa chỉ IP, cookies, trình duyệt, hệ điều hành, phiên bản flash,…), nhiều thuật toán, phương pháp thống kê để phát hiện các click bất thường trong hệ thống. Rõ ràng, công nghệ này không thể dựa vào 1 nhân tố tĩnh nào (vì như vậy người chuyên đi click ảo sẽ biết cách để vượt qua). Ngoài việc dựa vào cách chính sách quy định xử phạt thì các nhà cung cấp cũng phải luôn cải tiến công nghệ của mình để chống lại nạn click ảo, nhằm đem lại hiệu quả thực sự cho khách hàng của mình.
Lời kết
Lý thuyết là vậy, tất nhiên tùy mặt hàng và sản phẩm sẽ có độ cạnh tranh khách nhau. Bạn hãy chính là chiến binh trong chiến dịch PPC đó để có trải nghiệm tốt nhất. Điều đương nhiên bạn phải có vũ khí là sản phẩm ưu việt, có kiến thức kỹ thuật.
Mong rằng với bài viết này bạn sẽ biết tổng quan về PPC và những điều cần thiết nhất để có một chiến dịch PPC hiệu quả.
Hãy cùng thảo luận xuống bên dưới nhé !