Những năm gần đây khi hoạt động online ngày là là như cầu thiết yếu ở các doanh nghiệp Việt Nam. Nghề làm SEO hay SEOer là một nghề một càng được nhắc đến nhiều hơn. Vậy SEO là gì? làm SEO là làm những gì ? Làm SEO có khó không ?
Hi vọng với bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn khái quát về SEO và nghề làm SEO ? Hay những khi bế tắc thì các SEOer ( người làm nghề SEO) sẽ làm gì ?
Chúng ta cùng bắt đầu nhé !
Trước hết cùng đi tìm hiểu SEO là gì ?
SEO là gì ? SEOer là gì ? Làm SEO có khó không ?
SEO là gì ?
SEO là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếng Anh: Search Engine Optimization, viết tắt: SEO, là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).[1] Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn. ( Tham khảo thêm
Có nhiều công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex, Baidu… Tuy nhiên do số lượng người sử dụng Google chiếm phần lớn, nên khi nói tới SEO website chúng ta hay làm SEO trên Google.
SEO lên top Google, chúng ta sẽ hiểu là top trang nhất, nghĩa là 10 vị trí tự nhiên đầu tiên (kết quả không phải quảng cáo chứa “Quảng Cáo” hoặc “Ad”).
Có dịch vụ sẽ nhận SEO top 1 là nằm tại vị trí thứ nhất, top 3 là nằm trong 3 vị trí đầu tiên…
Ví dụ Trên ảnh là vị trí top của Blog BeginerO khi serch với keyword ( từ khóa ) tìm kiếm của người dùng.
SEOer là gì ? Làm SEO có khó không ?
Đối với các doanh nghiệp hay cá nhân việc làm SEO là đưa sản phẩm hay dịch vụ thậm trí brand của mình tới khách hàng nhờ việc làm SEO.
Việc tối ưu thứ hạng của từ khóa ở các vị trí top Google càng cao càng tốt là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào đều mong muốn. Tiếp cận được càng nhiều khách hàng thì khả năng bán hàng càng tốt.
Bởi vậy, bạn có website bán sản phẩm, dịch vụ nào đó, bạn cũng phải làm sao khi khách hàng search những từ khóa liên quan, website sẽ hiển thị ở những kết quả cao trên Google.
Và đây chính là nhiệm vụ của SEOer – người đưa website lên top Google .
Các công việc của SEO – SEOer làm những gì ?
Trước đây, làm SEO mang nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật, sẽ rất khó nếu không hiểu về việc xây dựng website. Tuy nhiên hiện tại, bên cạnh các yếu tố về mặt kỹ thuật thì người làm SEO còn cần phải có khả năng tương tác tốt với cộng đồng trong lĩnh vực mà họ đang SEO, cùng với đó là khả năng viết bài, tìm kiếm thông tin,…
SEO bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, tuy nhiên có thể được chia thành ba phần việc chính
- Nghiên cứu từ khóa (tiếng Anh: keyword research): Đây là công việc cực kì quan trọng trong SEO nhằm mục đích tìm ra những cụm từ, nhóm từ khóa nhắm tới từng loại đối tượng tìm kiếm và dễ dàng đưa website lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.
- Seo Onpage: Tối ưu lại các nội dung trên trang web, cho cả Công cụ tìm kiếm và khách viếng thăm. Hiện nay việc này trở nên ngày càng quan trọng hơn sau khi Google tung ra hàng loạt các bản cập nhật mới, đặc biệt là Google Panda và Google Humming Bird.
- Seo Offpage: xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn. Bao gồm tất cả các liên kết từ các website khác nhau (blog, mạng xã hội, tin tức,…).
Phương pháp tối ưu hóa SEO
Google, Yahoo hay Bing là các bộ máy tìm kiếm vì thế nó xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng website. Một website càng đáp ứng được nhiều các tiêu chuẩn của máy tìm kiếm thì càng được đánh giá tốt, cơ hội lên trên TOP sẽ cao hơn. Hiện nay, có một số cách thức quan trọng sau để thực hiện SEO
- Title – Tiêu đề trang: khai báo thẻ Page Title của website ngắn gọn, súc tích, duy nhất trong từng webpage. Các máy tìm kiếm đánh giá rất cao thẻ Page Title do nó là những gì súc tích, hàm chứa nhất của website.
- Description- Thẻ mô tả: Nó giống như một đoạn tóm tắt nội dung của website. Khi khai báo Description cũng phải viết ngắn gọn, súc tích. Desciption thông thường là đoạn text màu đen hiện ra bên trên đường link, bên dưới tiêu đề trang trong phần kết quả tìm kiếm.
- URL: Xây dựng một URL tĩnh – hay URL thân thiện với người dùng và máy tìm kiếm. Trong URL thân thiện không nên có các ký tự đặc biệt (%, $, ~,…) mà phải giống như đường dẫn thư mục trong window. Việc này làm các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc tìm và thu thập nội dung trong website.
- Xây dựng Backlink: Là việc trao đổi liên kết, xây dựng liên kết tới các website khác. Việc trao đổi này dựa trên trao đổi với các website có cùng nội dung chủ đề và chất lượng tốt thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
- Với SEO nội dung là điều kiện quan trọng nhất để SEO một website. Nội dung của website phải hữu ích với độc giả. Máy tìm kiếm sinh ra là để phục vụ mọi người tìm kiếm thông tin trên Internet. Những Website có được nội dung phong phú, hữu ích và thông tin luôn cập nhật sẽ luôn nằm ở vị trí TOP đầu.
Cũng giống như các phương pháp truyền thông khác. Tùy vào tình huống mà có nên sử dụng SEO hay không. SEO hướng tới phát triển lâu dài, vững chắc nên cần một thời gian khá dài để phát triển. SEO sẽ không phù hợp với các mục đích truyền thông ngắn hạn.
Vậy làm SEO có khó không ? Như đã nói ở trên công việc làm SEO đòi hỏi yếu tố kỹ thuật , thêm vào nữa là bạn phải là người có chuyên môn về sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Bởi vậy làm SEO khó hay dễ là tùy vào từng dự án, đối thủ, chuyên môn năng lực của SEOer. Mỗi dự án cũng sẽ có cách làm, quy trình và thời gian chi phí đầu tư cũng khác nhau. Ở một bài viết khác, mình sẽ cố gắng mời một chuyên gia SEO viết về quy trình SEO website chi tiết trên một case study cho cả nhà cùng tham khảo.
Các ưu điểm, lợi ích từ làm SEO mang lại
SEO mang lại một số ưu điểm lợi ích hết sức to lớn :
- Chi phí cho SEO rất thấp khi so với các phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm khác (PPC)
- SEO giúp thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty. Vì vậy mang lại doanh thu.
- Tiết kiệm chi phí truyền thông khác.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng, thậm chí đa dạng hóa sản phẩm một cách dễ dàng.
- làm SEO nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp.
- Xuất hiện nhiều trên trang kết quả tìm kiếm khiến doanh nghiệp của bạn dễ dàng được biết đến.
- Xuất hiện ở những vị trí cao hàm ý doanh nghiệp của bạn hoạt động lâu năm và là website đáng tin cậy.
SEO gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể bỏ qua SEO. Khi bạn chạy quảng cáo thì nếu bạn dừng hoạt động sẽ chẳng ai còn nhìn thấy doanh nghiệp của bạn trên môi trường online. Khi bạn làm SEO thì hoàn toàn khác.
Những thông tin hữu ích về sản phẩm : thông tin, hướng dẫn sử dụng,… sẽ tiếp cận được người dùng nhờ những từ khóa lên top từ website của bạn. Góp phần thúc đẩy nhận diện thương hiệu rất lớn. Góp phần điều hướng bán hàng về sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp.
Một ví dụ đơn giản như :
Bạn đang bán đồ thờ cúng tâm linh, website của bạn chia sẻ những bài viết về các bài cùng ngày 1, rằm, cách sắp xếp đồ thờ cúng đúng vị trí… Và khi các từ khóa của bạn lên top thì sao ? Bạn có thể điều hướng để bán các sản phẩm về đồ thờ cúng tâm linh phải không nào ? Rất nhiều từ khóa liên quan đều lên top. Một ngày nào đó khi cứ nhắc đến đồ thờ cúng tâm linh là họ lại nhắc đến brand của bạn.
Tất nhiên rồi, việc lên top được cũng là một giai đoạn trường kỳ kháng chiến, chứ không phải cứ đăng lên trên internet là nó sẽ lên top. Bởi vậy mới thấy vai trò của người làm SEO – SEOer rất quan trọng với các doanh nghiệp kiếm doanh thu trọng yếu từ môi trường online.
Nhưng không phải dự án nào cũng trôi chảy, từ khóa cứ đúng dự kiến là lên top . Vậy mỗi khi lâm vào bế tắc các SEOer thường làm gì ? Cùng chia sẻ nhé !
Các SEOer thường làm gì khi cảm thấy bế tắc với nghề ?
Đoạn nội dung được trích từ một bạn nào đó khi chia sẻ trên diễn đàn SEO, cùng nghe tâm sự của SEOer này về nghề làm SEO khi đôi lúc mắc phải những bế tắc nhé.
Đã là dân SEO, kiểu gì chẳng có những lúc cảm thấy “chán hơn con gián”. Cả ngày ngồi hì hục viết lách, rồi lại đi link, thỉnh thoảng lên fb chém gió tí cho đỡ buồn, mỡ bụng thì mỗi tháng lại dày thêm một cơ số milimet…
Chả thế mà, số lượng SEOer chán nghề càng ngày càng nhiều, các doanh nghiệp thì cũng đau đầu hơn trong việc tìm kiếm SEO về làm cho mình.
Đố các bạn biết, các SEOer chán nghề thường làm gì sau khi nghỉ việc? Chùm ảnh dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chân thực nhất về những “SEOer chán nghề”:
Nhảy ra ngoài tự kinh doanh
Có sẵn nghề SEO trong tay, chỉ cần kiếm một sản phẩm gì đó và tự SEO lên rồi bán online là suy nghĩ của rất nhiều người làm SEO.
Tuy nhiên, không thoát khỏi tỉ lệ 80:20 thần thánh. Số lượng SEOer tự nhảy ra kinh doanh thành công chỉ chiếm 20% trong tổng số đó do không có nhiều kĩ năng và đầu óc kinh doanh.
Làm MMO
MMO hay Make Money Online cũng là công việc mà các SEOer chán nghề thường lựa chọn sau khi nghỉ việc.
Không cần mỗi sáng phải “lết” đến công ty, bị đè nặng bởi KPI rồi Top tiếc các kiểu, các SEOer làm MMO chỉ cần làm bạn với chiếc laptop cả ngày lẫn đêm trong căn phòng yêu dấu của mình thôi là đủ.
Tuy nhiên, MMO là công việc đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên nhẫn cao nên nếu bạn không có cả hai đức tính này thì chớ có dại mà đâm đầu vào MMO các SEOer nhé!
Mở lớp truyền nghề SEO
Số lượng người học SEO ngày càng gia tăng là lý do hấp dẫn nhất để các SEOer dày dạn kinh nghiệm tự đứng ra mở lớp truyền nghề SEO. Thế nhưng, theo như quan sát, hầu hết những người “truyền nghề SEO” thường chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn do đào tạo là một công việc không hề đơn giản và tốn rất nhiều chi phí.
Chuyển nghề bỏ nghề SEOer
Tôi có ông bạn, đang làm SEO bỗng xin nghỉ việc. Sếp hỏi lý do vì sao thì ổng kêu em về nhà làm trang trại gà với nuôi lợn mán. Giờ mỗi ngày làm thêm thôi em cũng bán được đôi con gà, thu nhập khoảng 5 lít/ngày, cao hơn đi làm thuê nhiều.
Rẽ sang hướng khác sẽ là đúng đắn nếu như bạn có đam mê với nó, đã thử nghiệm và thấy hướng đi đó thực sự có hiệu quả. Các SEOer chán nghề cũng nên tìm cho mình một chân trời mới tươi sáng hơn nếu như cảm thấy quá chán chường với công việc hiện tại.
Nghề nào cũng là nghề, chưa chắc nghề SEO đã cao quý hơn nghề trồng rau nuôi gà của ông bạn tôi đâu nhé!
Thất cmn nghiệp
Chán SEO, nhiều người cứ nghỉ việc mà chưa có định hướng gì cho mình nên không tránh khỏi tình trạng thất nghiệp.
Sau một vài tháng thất nghiệp, các SEOer nhà ta lại “ngựa quen đường cũ” vì không còn sự lựa chọn nào khác. Vậy là cái vòng luẩn quẩn Chán nghề – Nghỉ việc – Thất nghiệp – Quay lại nghề – Chán tiếp cứ đeo đẳng lấy các SEOer và nhất quyết không chịu buông bỏ.
Thế nên, các SEOer à! Mỗi khi cảm thấy chán nghề, đừng vội tìm đến những công việc khác. Làm SEO, nói bạc là bạc, nhưng nếu bạn làm nó với cái tâm, nâng niu nó như đứa con cưng của mình thì SEO chắc chắn sẽ không phụ bạn.
Nghề SEO có lâu dài không ? Có giàu được không ?
Theo cá nhân mình hiện nay, khi bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải đưa thương hiệu của mình lên thị trường Online thì SEOer vẫn còn nhiều đất để diễn. Mức độ thu nhập chắc chắn sẽ phụ thuộc vào năng lực của bạn. Và vị trí của bạn trong doanh nghiệp ( Nhân viên SEO – SEO Lead – SEO Manager …)
Làm SEO có giàu được không ? Mình thì làm SEO chưa giàu. Thế những mình biết nhiều CASE STUDY sống có tầm ảnh hưởng và chắc chắn giàu trong nghề SEO. Bởi vậy khi bạn làm chuyên gia trong một lĩnh vực bạn có nhiều cơ hội để phát triển. Những cái tên còn rất trẻ nhưng đình đám trong SEO như Diệp Nguyễn, Đỗ Anh Việt GTV. Kinh nghiệm chinh chiến dầy dặn như Anh Thùy, Tuấn Khang, Trịnh Thành, Anh Sang. Hay gạo cội như Anh Chu Đình Châu, Anh Tâm cũng đã đều có doanh nghiệp của riêng mình . Hoặc làm đào tạo, dịch vụ liên quan đến SEO cho khách hàng.
Bởi vậy hãy làm SEO vì đam mê, vì thu nhập, vì mưa sinh , vì cái tâm !
Lời kết
Hi vọng với bài viết này, sẽ có cái nhìn tổng quan về SEO như : SEO là gì ? SEOer là gì họ làm những gì cho những người mới. Hay đồng thời cũng là chủ đề để anh em SEOer hàng ngày đang làm SEP – mưu sinh bằng nghề SEO có góc nhìn và chia sẻ quan điểm cá nhân cho mọi người. Cùng thảo luận xuống bên dưới nhé !
Hẹn gặp lại !
Đọc thêm :
>>> Cách viết bài chuẩn SEO và bán hàng tốt update 2019
>>> [ FREE ] Download mẫu CV xin việc tiếng Việt, Anh đẹp cho Marketer