THUẬT NGỮ MARKETING

7P trong Marketing là gì? Ứng dụng của Marketing Mix 7P trong doanh nghiệp

4P trong Marketing là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến), vậy còn 7P? 7P trong Marketing nghĩa là gì?

Chúng ta từng nghe nói tới Marketing Mix (Marketing Hỗn Hợp) hay các dạng khác nhau của nó như Marketing 4P, Marketing 4C… và 7P cũng vậy, đây được coi là một chiến lược Marketing mới trong xã hội hiện đại ngày nay.

7P trong Marketing Mix
Phân tích 7P trong Marketing Mix

Marketing Mix 7P là gì?

Về cơ bản, Marketing Mix 7P chính là phiên bản Marketing Mix 4P mở rộng. Hay nó cũng chính là Marketing hỗn hợp 4P nhưng được mở rộng thêm 3P nữa để trở thành Marketing hỗn hợp 7P như ngày nay.

Việc xuất hiện của Marketing Mix 7P là điều tất yếu không thể tránh khỏi khi thế giới đang ngày càng trở nên khắt khe và “khó tính” hơn trong những yêu cầu của mình.

Điểm khác biệt mấu chốt của 7P so với 4P chính là ở People – Marketing 7P lấy đây là yếu tố chủ đạo để lên các kế hoạch và thực hiện chiến lược của mình, tạo nên sự khác biệt trong cảm nhận để từ đó thu hút và tạo dựng được những khách hàng quan trọng, tiềm năng.

7P trong Marketing là gì? 

Như đã nói, 7P chính là sự mở rộng của 4P, nên ngoài 4 yếu tố chính, cơ bản và quen thuộc mà chúng ta vừa nhắc tới phần trên thì còn có thêm sự bổ sung của 3 yếu tố “P” khác, đó là:

  • People – Con người
  • Process – Cung ứng
  • Physical evidence – Điều kiện vật chất

Có thể cách Việt hóa của các nguồn khác nhau sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản, các yếu tố này đều có chung mục đích, nhiệm vụ cũng như giữ những vai trò riêng trong việc hình thành nên cấu trúc đầy đủ của Marketing 7P.

7P trong Marketing Hỗn hợp
Marketing hỗn hợp 7P là gì?

Tác dụng của 7P trong Marketing

Chúng ta sẽ không phân tích lại vai trò, tác dụng của 4P trong Marketing Mix nữa (tuy nhiên, các bạn có thể xem lại trong bài trước). Với 3P còn lại, chúng ta có thể hiểu về chúng như sau:

People – Con người

Chữ P quan trọng nhất này được hiểu là cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Cụ thể:

Đối với khách hàng:

Cần nghiên cứu kỹ họ để xác định, liệu số lượng bạn đang nhắm tới có đủ để tạo thành một thị trường mục tiêu (Target) tiềm năng hay không? Có lâu dài và đảm bảo họ có nhu cầu về nguồn hàng (sản phẩm/dịch vụ) của bạn hay không?

Đối với doanh nghiệp:

Vai trò của các nhân viên trong từng bộ phận là vô cùng quan trọng, bởi họ đóng vai trò là những người trực tiếp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Một nhân viên tốt, được đào tạo chuyên nghiệp sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công và phát triển của doanh nghiệp đó.

Process – Cung ứng

Cung ứng, quy trình cung ứng sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai, cung cấp dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường. Chính vì thế, điều đơn giản nhưng cũng không hề dễ để thực hiện là làm sao giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí cung ứng hàng hóa cho thị trường, nhưng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận.

Physical evidence – Điều kiện vật chất

Được coi như một bằng chứng hữu hình, một sự khẳng định khác để kích thích sức mua của khách hàng. Nó sẽ tạo thành thói quen trong suy nghĩ của khách hàng khi nghĩ tới một sản phẩm nào đó họ cần, ngay lập tức, đó sẽ là hình ảnh và thương hiệu của bạn.

Bài liên quan: 

  • 4P trong Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing Mix thế nào?
  • Trade Marketing là gì? Tại sao cần Trade Marketing
  • Marketing Mix là gì?
  • Seeding là gì? Tìm hiểu về nghệ thuật Seeding
  • Marketing Executive là gì?
7P trong Marketing là gì?
7P trong Marketing là gì?

Ứng dụng của 7P trong Marketing

Mô hình Marketing 7P có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nó chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh không có (hoặc ít có) sự can thiệp của cơ chế độc quyền, chống lưng, bảo trợ hoặc không lành mạnh (unfair trade). Cụ thể:

Giải pháp chiến lược Marketing toàn diện

Một tập hợp các giải pháp chiến lược marketing toàn diện được xem là “bộ chìa khóa vàng” cho tòan bộ chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ đóng góp cho mọi mặt mà vai trò của nó còn là không thể thay thế.

Phân tính S.W.O.T

Các công ty cũng có thể sử dụng mô hình 7Ps để đặt mục tiêu, tiến hành phân tích SWOT và thực hiện phân tích cạnh tranh. Đó là một cách rất thực tế và hiệu quả để đánh giá một doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt, với các doanh nghiệp tham gia trong ngành dịch vụ, mô hình 7P trong Marketing cũng được áp dụng bằng cách trả lời các câu hỏi:

  • Sản phẩm: Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình bằng cách nào?
  • Giá cả: Làm cách nào để thay đổi mô hình định giá?
  • Địa điểm: Các kênh phân phối mới có cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm không?
  • Quảng cáo: Làm cách nào để thêm hoặc thay thế, kết hợp các kênh truyền thông có trả tiền, sở hữu và kiếm được?
  • Điều kiện vật chất: Hạ tầng cơ sở, đường xá, xây dựng thương hiệu…
  • Con người: Khách hàng là ai? Nhân viên ra sao?
  • Quy trình cung ứng: Việc tìm kiếm đối tác mới và quản lý đối tác hiện tại thế nào?

Khó có thể nói Marketing 7P có phải là tương lai của ngành Marketing hay không? Chỉ biết rằng, mô hình 7P đã giúp mô hình 4P cải thiện hơn vào việc tập trung trong cả khâu bán hàng và khâu dịch vụ bán hàng. Từ đó, giúp các doanh nghiệp giữ được chân khách hàng tốt hơn. Một điều quan trọng khác cũng cần nhấn mạnh lại rằng, PEOPLE chính là chữ P quan trọng nhất trong mô hình này.

Tìm kiếm bởi Google: 

  • 7P trong Marketing Mix
  • Marketing Mix 7P
  • 7P trong Marketing dịch vụ
  • 7P trong Marketing hỗn hợp
  • Tác dụng của Marketing Mix 7P
Tags
marketing marketing online

beginero

Thích chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm với những người mới. Giúp họ đi đoạn đường ngắn hơn mình đã từng đi. Đó chính là lý do blog này ra đời. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog nhỏ bé của tôi !

Related Articles

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài Liên Quan

Close
  • THUẬT NGỮ MARKETING
    4P trong Marketing là gì?

    4P trong Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing Mix thế nào?

Back to top button