THUẬT NGỮ MARKETING

GDN (Google Display Network) là gì? Cách sử dụng GDN hiệu quả nhất?

Google Display Network (GDN) là gì? Có thể hiểu đơn giản, đây là một cách, một hình thức quảng cáo trên mạng cho những ai có nhu cầu. Nhưng thực chất, để hiểu sâu hơn và rõ hơn, những đặc điểm hay cách sử dụng GDN (Google Display Network) thế nào để mang lại hiệu quả nhất thì lại là vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu thêm.

Google Display Network là gì? GDN là gì?

Quảng cáo GDN (Google Display Network hay quảng cáo hiển thị trên Google) là một hệ thống mạng quảng cáo, cách quảng cáo sử dụng chủ yếu các banner hoặc văn bản trên các trang web thuộc chương trình đối tác Google Adsense như: Youtube, Zing, Dân trí, Tuổi trẻ…

 

Với phương pháp quảng cáo này, các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức có nhu cầu quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của mình sẽ được giới thiệu, xuất hiện trên nhiều website khác nhau và tất cả đều là những đối tác của Google như Youtube, Zing, Gmail, 24h…

Tác dụng của Google Display Network

Quảng cáo GDN – Google Display Network đang dần trở thành một phần không thể thiếu của những doanh nghiệp, công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tầm quan trọng của quảng cáo hiển thị Google còn được nhiều chuyên gia Marketing nhận xét như sau: “Muốn xâm nhập vào một thị trường mới, nhất định phải có Google Display Network”.

Quảng cáo GDN là gì?
Tìm hiểu về quảng cáo GDN

Các hình thức Google Display Network chủ yếu hiện nay

  • Dạng văn bản (Text)
  • Dạng hình ảnh (Banner, Pop-up, ảnh tĩnh, ảnh động)
  • Dạng video (các video, clip hoặc thậm chí là phim ngắn)

Đặc điểm của Google Display Network

Ưu điểm: 

  • Là hệ thống mạng lưới quảng cáo lớn nhất thế giới, phù hợp với nhiều dạng nhu cầu khác nhau, đặc biệt là cho việc phát triển thương hiệu.
  • Độ phủ quảng cáo lên đến 90% người sử dụng internet vì vậy khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng rất cao
  • Đa dạng hình thức quảng cáo: ảnh tĩnh, ảnh GIF, text, video…
  • Gia tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của thương hiệu
  • Dễ dàng trong việc thay đổi mẫu quảng cáo, thông điệp quảng cáo theo từng chiến dịch
  • Remarketing (tiếp thị lại) đối với những người đã vào website của mình để xem sản phẩm để tăng touch point (điểm tiếp xúc với khách hàng). Từ đó gia tăng khả năng mua hàng.
  • Hỗ trợ cho SEO
  • Lôi kéo sự chú ý của các khách hàng tiềm năng thông qua việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên các trang web có chủ đề, tính năng tương tự
  • Tiếp cận được hàng tỷ người sử dụng mạng với các quảng cáo hấp dẫn, đa dạng
  • Được lựa chọn nhóm website hoặc những website muốn đăng quảng cáo, linh hoạt thay đổi theo các chiến lược của công ty
  • Thanh toán theo CPC hoặc CPM
Google Display Network là gì?
Các tác dụng, đặc điểm của Google Display Network

Nhược điểm: 

  • Khó áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ do tỷ lệ chuyển đổi lập tức không cao
  • Vị trí quảng cáo được xếp ngẫu nhiên, không kiểm soát được vị trí xuất hiện
  • Trên thị trường thực tế, có thể không chỉ mình bạn mà cả đối thủ cũng có thể chạy GDN trên cùng một hệ thống với bạn, khiến người dùng mới, các doanh nghiệp nhỏ thường bị nhầm lẫn, có thể phản tác dụng

Cách thực hiện quảng cáo Google Display Network hiệu quả

1- Hiểu về các thuật ngữ

Để chạy quảng cáo GDN hiệu quả, chúng ta có thể nên quan tâm một chút tới các thuật ngữ chuyên ngành Marketing như:

  • CPC tối đa – Giúp kiểm soát ngân sách quảng cáo
    • Là số tiền tối đa mà bạn bỏ thầu cho gói đó. Nếu có đối thủ bid cao hơn, số lượt hiển thị của họ sẽ nhiều hơn bạn
    • Banner GDN của bạn sẽ không nhận những click có giá cao hơn CPC tối đa
  • Hiển thị: Là số lần hiển thị Banner GDN của bạn (cho thấy quảng cáo đang hoạt động ra sao)
  • Số nhấp chuột: Số lần khách hàng click vào banner quảng cáo của bạn
  • CTR: Là tần suất click vào quảng cáo của bạn.
    • CTR được tính bằng Số lần hiển thị/Số lần nhấp chuột
  • Chuyển đổi: Là số lượt hành động có ích tiếp theo của khách hàng sau khi click vào banner GDN (gọi hotline, điền form, chat với support…)
Quảng cáo Google Display Network là gì?
Cách chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả nhất

CHÚ Ý: 

  • Nếu CTR của bạn quá thấp hoặc gần = 0, có thể bạn đã nhắm sai đối tượng hoặc mẫu quảng cáo GDN của bạn chưa đủ thu hút.
  • Ngược lại, nếu CTR của bạn > 0,9 thì chắc chắn đang có “click tặc” nào đó phá bạn

2- Xác định Target

Mỗi doanh nghiệp hay cá nhân, mỗi chiến dịch quảng cáo hay kinh doanh đều có và cần phải hướng tới một tập khách hàng nhất định, gọi là khách hàng tiềm năng. Phải xác định được những target này, chúng ta mới có thể hiện thực hóa chiến lược cũng như mục đích của mình.

3- Thiết kế mẫu GDN

Như đã nói, có 3 cách để thực hiện quảng cáo hiển thị của Google, nhưng bạn cần chọn ra cách tối ưu nhất với doanh nghiệp, với mục đích và ngân sách quảng cáo mà mình được cấp.

Dù sử dụng kích thước nào và quảng cáo ở đâu, thì cũng hãy chắc chắn các banner của bạn đều có chung một nội dung, một thông điệp và màu sắc tổng thể.

Một số mẹo quảng cáo Google Display Network hiệu quả:

  • Giá thầu thông minh – Không nên tiết kiệm quá và để giá thầu quá nhỏ. Như vậy quảng cáo của bạn khó có khả năng hiển thị
  • Tập trung vào thông điệp trên banner quảng cáo – ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng và đánh đúng trọng tâm chiến dịch
  • Nên thiết kế đủ bộ banner (gồm 15-20 tấm với nhiều kích thước khác nhau), đặc biệt là các mẫu với kích thước 728×90, 300×250, 160×600, 300×600, 320×50
  • Có thể tạo landing page và sử dụng trang đích này làm phương tiện chuyển đổi hành động cho khách hàng

Tìm kiếm bởi Google: 

  • Quảng cáo Google Display Network là gì?
  • Quảng cáo GDN là gì?
  • Quảng cáo gdn hiệu quả
  • Quảng cáo Google GDN
  • Kích thước quảng cáo GDN
  • Hướng dẫn quảng cáo GDN
Tags
chính sách quảng cáo marketing

beginero

Thích chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm với những người mới. Giúp họ đi đoạn đường ngắn hơn mình đã từng đi. Đó chính là lý do blog này ra đời. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog nhỏ bé của tôi !

Related Articles

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài Liên Quan

Close
  • THUẬT NGỮ MARKETING
    Khái niệm compensation là gì?

    Compensation là gì? Ý nghĩa của Compensation trong thực tiễn thế nào?

Back to top button