GOOGLE ADSGOOGLE ANALYTICS

Các chỉ số quan trọng trong Google Ads bạn phải biết ( update)

Bài viết này chia sẻ các chỉ số quan trọng trong Google Ads (quảng cáo Google Adwords). Bạn biết đấy nếu bạn là người mới chạy quảng cáo Google thì các chỉ số nào là quan trọng, chỉ số nào để đánh giá chiến dịch có hiệu quả hay không ? Chắc hẳn bạn rất ” mông lung ” đúng không nào ?
Bài viết này sẽ giải quyết cho bạn điều đó, không làm mất thời gian nữa. Bắt đầu ngay nhé !

I. Các chỉ số Google Ads cơ bản cần biết

  1. Số nhấp chuột (click): Được tính khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của các bạn, nó thể hiện rõ số lượng truy cập vào website của các bạn thông qua kênh AdWords.
  2. Lượt hiển thị (impression): Hiển thị sẽ được tính mỗi khi quảng cáo của các bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google (tôi đang nói về mạng tìm kiếm thôi).
  3. Tỷ lệ nhấp (ctr): Con số này tính bằng % thì và nó thể hiện tần suất người dùng search và thấy được quảng cáo của các bạn và kết thúc bằng việc bấm vào quảng cáo. Chỉ số này rất quan trọng, vì có thể lấy nó để đánh giá quảng cáo của các bạn đang hoạt động tốt hay không. Theo mình CTR đối với các ngành thông thường thì ctr sẽ rơi vào khoảng trên 10%. CTR cao là cho thấy rằng người dùng search và thấy quảng cáo của các bạn có giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của họ, liên quan và hữu ích. Công thức: CTR = Click/Impression. Cho biết tỉ lệ giữa số nhấp chuột và hiển thị. Nếu CTR  cao đánh giá cho bạn tỉ lện nhấp vào tốt. do vị trí bạn cao trong các phiên đấu giá và mô tả hấp dẫn cho người xem. Đôi khi tỉ lện CTR quá cao, nguyên nhân dẫn đến điều này thường là do bạn bị lick tặc rất nhiều.
  4. CPC tối đa: là số tiền cao nhất mà các bạn sẽ bị tính phí cho một nhấp chuột vào quảng cáo của các bạn. Nếu các nhập giá thầu CPC t.đa và thanh niên nào đó nhấp vào quảng cáo của các bạn, nhấp chuột đó sẽ không tính phí các bạn nhiều hơn số tiền giá thầu CPC tối đa mà các bạn đặt ra đâu. Nếu có, thì xem lại cài đặt.
  5. CPC trung bình: Giá mỗi nhấp chuột (CPC) trung bình là số tiền bạn trả cho quảng cáo chia cho số lần nhấp.
  6. Vị trí trung bình: giúp giải thích vị trí xếp hạng quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác.

Chú ý:

Tại sao vị trí trung bình lại quan trọng: Số liệu này cho thấy vị trí của quảng cáo của bạn so với quảng cáo của các nhà quảng cáo khác.

Lưu ý quan trọng: Tháng 9/2019 Google sẽ loại bỏ chỉ số trung bình thay bằng các chỉ số quảng cáo mới. Bạn nên đọc thêm các chỉ số quảng cáo Google được update tại đây !

Nếu vị trí của bạn dưới top 4 thì chắc chắn bạn nên cải thiện lại vị trí quảng cáo bằng cách tăng điểm chất lượng và giá thầu (CPC tối đa).

 

Cách lấy các chỉ số trên tài khoản Google Adword: Bạn sẽ có thể xem ở cấp chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc từ khóa. Bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Google Adwords của mình và vào phần cột => sửa đổi cột => hiệu suất.

chi-so-quang-cao-google-ads-3

II. Chỉ số quảng cáo Google về hiệu suất hiển thị

1. Tỷ lệ hiển thị trên Mạng tìm kiếm: là số lần hiển thị bạn đã nhận được trên Mạng tìm kiếm chia cho số lần hiển thị ước tính bạn đủ điều kiện để nhận.

Chi tiết: Tần suất quảng cáo được hiển thị tùy thuộc vào cài đặt nhắm mục tiêu, ngân sách, trạng thái phê duyệt, giá thầu và điểm chất lượng của quảng cáo.

Cách sử dụng: Chỉ số liệu này có thể giúp bạn xác định các cơ hội tiềm năng để nhận được nhiều lần hiển thị và lần nhấp hơn. Chỉ số này được cập nhật một lần mỗi ngày.

Chú ý: Tỷ lệ hiển thị càng cao càng tốt. Thang điểm là 100%. Nếu tỷ lệ hiển thì thấp thì sẽ có 2 nguyên nhân chính là do xếp hạng quảng cáo hoặc do ngân sách. Bạn sẽ xem thêm hai chỉ số bên dưới để tìm cách khắc phục nhé!

2. “Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (xếp hạng)” là phần trăm số lần hiển thị ước tính trên Mạng tìm kiếm mà quảng cáo của bạn không nhận được do Xếp hạng quảng cáo thấp.

Ý nghĩa: Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (xếp hạng) cao có nghĩa là có nhiều lần quảng cáo của bạn đủ điều kiện để hiển thị trên Mạng tìm kiếm nhưng lại không được hiển thị vì Xếp hạng quảng cáo quá thấp. Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (xếp hạng) được cập nhật một lần mỗi ngày.

Chú ý: Nếu bạn thấy Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (xếp hạng) cao, hãy thử tăng giá thầu hoặc cải thiện chất lượng quảng cáo và trải nghiệm trang đích của bạn. Nếu bạn hoàn toàn không nhìn thấy số, điều đó có thể là do bạn cạn ngân sách trong phạm vi ngày này.

3. Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (ngân sách): ước tính tần suất quảng cáo của bạn đã không hiển thị trên Mạng tìm kiếm do ngân sách thấp.

Điều này có nghĩa là: Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (ngân sách) là phần trăm số lần được ước tính rằng quảng cáo của bạn đủ điều kiện hiển thị trên Mạng tìm kiếm nhưng đã không hiển thị bởi vì ngân sách của bạn quá thấp. Ước tính này được cập nhật một lần mỗi ngày.

Chú ý: Nếu bạn muốn nắm bắt nhiều hiển thị hơn, hãy thử tăng ngân sách của mình

III. Các chỉ số Google Ads đánh giá hiệu quả chuyển đổi

  1. Chỉ số Chuyển đổi: Xem số lần quảng cáo của bạn đã dẫn khách hàng đến một hành động bạn đã xác định là có giá trị, chẳng hạn như bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng.
  2. Chi phí / chuyển đổi: Chi phí / ch.đổi cho bạn biết chi phí trung bình của mỗi chuyển đổi.Ý nghĩa: Chi phí/chuyển đổi là tổng chi phí chia cho số chuyển đổi của bạn. Chi phí bao gồm chi phí cho các lần tương tác có thể dẫn đến chuyển đổi và chuyển đổi chỉ bao gồm những hành động chuyển đổi bạn đã chọn bao gồm.
  3. Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi cho bạn biết tần suất trung bình một lần tương tác dẫn đến chuyển đổi.Ý nghĩa: Tỷ lệ chuyển đổi là số chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác (chẳng hạn như lần nhấp đối với quảng cáo văn bản và lượt xem đối với quảng cáo video) có thể dẫn đến chuyển đổi Chỉ số này chỉ bao gồm các hành động chuyển đổi bạn đã chọn bao gồm trong “Chuyển đổi”.

*Chú ý: Cách xem các chỉ số chuyển đổi trong Google Ads: Để xem các cột trên bạn có thể xem cấp chiến dịch, nhóm quảng cáo hay cấp độ từ khóa (trong trường hợp này bạn phải cài đặt chuyển đổi trước).

chi-so-quang-cao-google-ads-3

IV. Chỉ số trên Google Analytics

  1. Thời gian trung bình của phiên: Bạn có thể sử dụng thời lượng phiên trung bình để đo lường chất lượng khách truy cập. Những số liệu này được nhập từ (các) tài khoản Google Analytics của bạn và chỉ được tính toán dựa trên các phiên bắt nguồn từ nhấp chuột AdWords.

* Chú ý: Nếu bạn thấy thời gian trung bình của phiên thấp quá ( Dưới 10s) thì bạn nên kiểm tra lại về tốc độ tải trang, nội dung trang và xem nhấp chuột không hợp lệ xem như thế nào.

  1. Tỷ lệ thoát: Tỷ lệ thoát là phần trăm số lượt truy cập trang đơn hoặc số lượt truy cập mà trong đó một người rời khỏi trang web của bạn ngay từ trang truy cập (trang đích). Những số này được nhập từ (các) tài khoản Google Analytics của bạn và chỉ được tính dựa trên số lượt truy cập bắt nguồn từ các nhấp chuột AdWords.
  2. Số trang trên phiên: số trang trung bình trên mỗi phiên để đo lường chất lượng khách truy cập. Những số liệu này được nhập từ (các) tài khoản Google Analytics của bạn và chỉ được tính toán dựa trên các phiên bắt nguồn từ nhấp chuột AdWords.
  3. % phiên mới: % phiên mới là phần trăm số phiên lần đầu (từ những người chưa bao giờ truy cập vào trang web của bạn trước đó).

Chú ý: Cách xem các chỉ số Google Analytics trên tài khoản Adwords

Để xem được các chỉ số này thì điều kiện tiên quyết là bạn cần phải kết nối Google Analytics với Google Adwords.

Sau đó bạn truy cập vào tài khoản Adwords => Cột => Sửa đổi cột => Google Analytics và kéo các cột sang.

chi-so-quang-cao-google-ads-3

>>>Xem thêm bài viết hay :

Làm báo cáo Facebook Ads (Facebook Report) – phải báo cáo sao cho Sếp hiểu ?
8 bước lập Facebook Marketing Plan, từng bước chi tiết đọc xong ai cũng làm được

Digital Marketing vs Public Relations khác nhau như thế nào ?

CÙNG KẾT NỐI VỚI MÌNH QUA  :
+ Facebook Profile : 
+ Cộng đồng BEGINERO : 
+ Fanpage BEGINERO :   
+ Dịch vụ Digital Marketing ( Facebook, Google…) : https://thekingads.com

Hẹn gặp trong các bài viết tiếp theo :

Tags
google ads update

beginero

Thích chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm với những người mới. Giúp họ đi đoạn đường ngắn hơn mình đã từng đi. Đó chính là lý do blog này ra đời. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog nhỏ bé của tôi !

Related Articles

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Back to top button